Nghệ thuật từ chối một cách nhẹ nhàng
Những lời đề nghị, yêu cầu cứ được đưa ra liên tục như gửi mail, điện thoại hay là nói chuyện trực tiếp. Bạn phải biết cách từ chối một cách nhẹ nhàng, để đảm bảo hiệu quả công việc của mình, không trở thành gánh nặng cho bạn. Chúng ta cũng là một người bình thường nên không thể làm quá nhiều việc trong cùng một lúc.
Chúng ta thường rất khó để nói “không”, vậy lí do là tại sao? Có lẽ là bởi vì nói khiến người bị từ chối cảm thấy không thoải mái, bực bội. Cũng có thể bạn có mối quan hệ thân thiết với người đó, muốn lâu dài hơn nên rất khó để từ chối.

Dưới đây là những cách từ chối một cách nhẹ nhàng để không gây mất lòng với người khác:
1. Đầu viên, hãy trân trọng thời gian quý báu của bạn. Và hơn thế nữa cần hiểu rõ công việc bạn đang nhận lời và thời gian bạn bỏ ra để giải quyết nó. Nhưng sau đó, lại có một người khác đề nghị bạn giúp đỡ thì bạn hãy xem xét và có thể nói: “Tôi không thể giúp bạn được, tôi có quá ít thời gian để thực hiện nó.”
2. Bạn nên hiểu rõ sự quan trọng của từng công việc, ưu tiên nó lên hàng đầu. Hoặc là khi bạn có chút thời gian rảnh rỗi, bạn lên ý định vào khoảng thời gian đó. Và bạn nên dành nó cho gia đình của mình.
3. Bạn nên học cách nói “không” như thế nào cho lịch sự. Đó là cách giúp bạn thoải mái hơn khi nói từ chối.
4. Khi từ chối một ai đó, bạn thường nói“xin lỗi” để thể hiện sự lịch sự của mình, tốt nhất bạn không nên nói vì khiến cho lời nói của bạn không cứng rắn. Người bị từ chối có thể cho rằng, nếu năng nỉ thì có thể bạn sẽ thay đổi ý kiến của mình.
5. Mặc dù lịch sự là một điều rất quan trọng và tối thiểu cần trong cuộc trò chuyện, nhưng thật chất bạn không nên quá tử tế, lúc nào cũng đồng ý nó sẽ khiến bạn thực sự khó chịu. Nếu bạn quá dễ dãi, họ sẽ lại nhờ vả bạn.
6. Đối với cấp trên của mình, bạn thật sự khó khăn trong việc từ chối. Bạn sẽ cảm thấy mình không đủ khả năng để giả quyết công việc được giao, nhưng không thể từ chối cấp trên. Bạn có thể giải thích cho sếp rằng, công việc sẽ không đạt hiệu quả cao nếu như có quá nhiều thứ dồn dập vào bạn. Còn nếu như một mực yêu cầu phải làm, thì bạn nên xét độ ưu tiên của công việc sau đó xin lại một khoảng thời gian để hoàn thành và đưa lí do chính đáng nhất.

7. Chúng ta nên chủ động trong công việc của mình. Bạn không nên cho họ cơ hội yêu cầu bạn làm việc gì đó ngay từ ban đầu.
8. Điều đình. Bạn có thể suy nghỉ, xem mình có thể làm được công việc đó hay không thay vì đưa ra lời chối ngay lúc đó. Nếu như cảm thấy không làm được thì bạn có thể từ chối họ một cách lịch sự, nhẹ nhàng nhất.
9. Bạn cần có thời gian cân nhắc lại để khéo léo từ chối họ, thay vì trả lời ngay tức khắc như dội gáo nước lạnh vào mặt họ.
10. “Tôi nghỉ mình không hợp với công việc đó, tuy răng nó rất tốt”. Bạn nên áp dụng nó cho việc từ chối những lời yêu cầu không quan trọng.
Qua những bí quyết trên hy vọng các bạn đã biết cách để từ chối một cách nhẹ nhàng những công việc không cần thiết để tập trung cho những điều quan trọng.